Bếp điện từ có tiêu thụ nhiều điện năng hay không? Cách sử dụng bếp điện từ tiết kiệm, hiệu quả?

Bếp điện từ ngày nay được sử dụng khá nhiều ở các hộ gia đình ngay cả thành thị lẫn nông thôn, những lợi ích mà bếp điện từ mang lại thì ta không thể không thừa nhận rằng việc sử dụng bếp điện từ tiện lợi hơn, an toàn hơn, và ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với bếp than truyền thống, bếp gas. Nhưng hiện tại thì vẫn còn nhiều người e ngại về mức tiêu thụ điện năng của bếp điện từ, nghĩ rằng bếp điện từ tiêu thụ nhiều điện năng hơn các thiết bị sử dụng điện khác trong gia đình.

Điều này đúng hay là sai? Nào các bạn cùng mình đi tìm hiểu qua bài viết bếp điện từ có tiêu thụ nhiều điện năng hay không và cách sử dụng bếp điện từ tiết kiệm, hiệu quả?

1. Khái niệm: Bếp điện từ

Bếp điện hoặc bếp điện từ là một loại bếp chuyển hóa năng lượng điện thành nhiệt để nấu nướng.  Hiện nay bếp điện trở nên phổ biến để thay thế cho các loại bếp sử dụng nhiên liệu rắn (gỗ hoặc than), vốn cần nhiều lao động để vận hành và bảo trì. Một số bếp hiện đại có kèm luôn cả thiết bị hút gió.

bep-dien-tu-frico

Bếp điện có thể có một nút quay với các vị trí nấc khác nhau, mỗi nấc tương ứng với một điện trở khác nhau và do đó tạo ra nhiệt lượng khác nhau. Ngoài ra bếp điện có thể có một “công tắc vô hạn” – simmerstat. Một số bếp điện có thể có một cảm ứng nhiệt gắn kèm. (Nguồn: Wikipedia)

2. Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Nguyên lý chính của bếp điện từ là dùng dòng Fuco để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi cắm điện vào bếp từ mạch dao động điện LC sinh ra 1 từ trường biến thiên trên mặt bếp. Nếu có vật dẫn từ trên mặt bếp thì trong lòng vật dẫn từ có 1 dòng điện chạy nội tại trong nó, dòng điện này có tác dụng sinh nhiệt lớn.

Vì lý do đó, nồi nấu phải được chế tạo bằng vật liệu sắt từ, các nồi thủy tinh hay gốm sứ không dùng trực tiếp trên bếp từ được mà cần có thêm đĩa từ lót ở dưới. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao, ít tổn thất nhiệt.

Phần mạch điện bên trong có sử dụng cầu chỉnh lưu AC – DC, mạch dao động tần số cao, IGBT điều khiển công suất, cuộn dây cảm ứng và tất nhiên là phải có MicroController để điều chỉnh và kiểm soát chế độ nấu.

Do truyền nhiệt trực tiếp, không qua trung gian, cho nên bếp từ không tốn nhiên liệu để đốt nóng mặt kính cũng như đốt nóng không khí xung quanh, mà chỉ tập trung dòng điện vào đốt nóng vùng đáy nồi giúp hiệu quả nấu nướng của bếp từ đạt tới 90% và giảm thiểu tối đa năng lượng tiêu thụ và thời gian đun nấu.

3. Công suất bếp từ và cách tính chi phí tiêu thụ điện năng

Đầu tiên, ta cần biết hiệu suất sử dụng bếp điện từ là gì? Đó là khả năng tránh lãng phí vật liệu, năng lượng, nỗ lực, tiền bạc và thời gian để làm một việc gì đó hay tạo ra kết quả mong muốn. Về hiệu suất của bếp từ: cao nhất trong các loại bếp trên thị trường hiện nay, hiệu suất của bếp từ đến 90% vì năng lượng gần như được truyền trực tiếp để làm dao động các phân tử của nồi nấu, không bị khấu hao làm nóng mặt bếp cũng như đốt nóng không khí xung quanh trong khi bếp ga hiệu suất khoảng 55%; bếp điện thường khoảng 65%. Như vậy, nếu như đang dùng gas chuyển sang dùng bếp từ sẽ tiết kiệm được khoảng 40% tiền nhiên liệu, tương tự: từ bếp điện sang bếp từ sẽ tiết kiệm được khoảng 25-30% chi phí.

​Công suất của bếp từ cao nên khiến cho nhiều người nhầm tưởng bếp từ tốn điện nhưng thực hiện phép toán tính lượng điện năng tiêu thụ thì lại ngược lại. Công suất của bếp từ chính là thông số biểu thị rõ ràng nhất cho chúng ta biết được lượng điện năng tiêu thụ của chiếc bếp đó là bao nhiêu. Để tính được lượng điện năng tiêu thụ (W/h hoặc KW/h) mỗi tháng của bếp từ.Trước tiên, bạn cần nắm rõ chỉ số công suất tiêu thụ của bếp (các thông số về hãng bếp ghi rõ trên tem mác, bao bì của bếp khi mua) và thời gian đun nấu thực tế trên bếp trong 1 tháng.

Bep-dien-tu-frico

Chẳng hạn, một chiếc bếp điện từ đôi Frico FC-DC166 có 2 vùng nấu, có công suất của mỗi vùng là 2000w và 1500w, tổng công suất của bếp là 3500w, mỗi ngày bạn đun nấu 2 bữa ăn chính với tổng thời gian là 45 phút và dùng đồng thời cả 2 vùng nấu ở mức công suất cao nhất.

Thì thời gian đun nấu 1 tháng của bạn sẽ được tính là: 45 x 30 = 1350 phút tương đương với 22,5  giờ, từ đó số điện tiêu thụ của bếp là 22,5 x3.5 = 78.75 Kwh hay 78.75 số điện suy ra số tiền khoảng 120.000 đồng/ tháng.

4. Cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện, hiệu quả

Có một số mẹo dùng bếp từ tiết kiệm điện được các chị em nội trợ chia sẻ như sau:

4.1 Bật đúng chế độ khi nấu ăn

Thói quen của người dùng khi sử dụng bếp từ chính là chưa sử dụng đúng chế độ khi nấu ăn. Dòng bếp này cho phép người dùng có nhiều chế độ nấu để lựa chọn như: ninh, hầm, xào, rán,… nếu lựa chọn sai chế độ sẽ khiến hao tốn điện năng khi sử dụng bếp từ.

Cách sử dụng bếp từ tiết kiệm nhất chính là đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng để biết được các chế độ nấu ăn phù hợp. Đặc biệt là các biểu tượng nấu ăn được ghi chú trên bảng điều khiển bếp từ.

4.2 Chọn chất liệu nấu phù hợp

Bếp từ khá kén nồi, nó chỉ làm nóng cách chất liệu nồi, chảo có đáy phẳng nhiễm từ. Vì thế, các bộ nồi khác như nồi thủy tinh, nồi, sứ, nhôm,.. sẽ không được sử dụng nếu người dùng không thêm sự hỗ trợ từ Các loại đĩa từ dùng cho bếp từ.

Bếp điện từ Frico FC-DC166

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại đĩa từ dùng cho bếp từ để nấu bộ nồi mình yêu thích có thể gây tốn điện hơn so với sử dụng nồi nấu trực tiếp. Vì nhiệt không chuyển trực tiếp vào dụng cụ nấu mà phải truyền qua đĩa từ. Trong khi nấu bằng chất liệu nồi phù hợp, nhiệt được dẫn rất nhanh. Chình vì vậy, để tiết kiệm điện tuyệt đối, các chị em nội trợ nên sử dụng đúng chất liệu nồi nấu dành cho bếp từ.

4.3 Không dùng chế độ nhiệt cao quá lâu

Bếp từ rất nhanh làm nóng nồi nấu, vì thế, khi bắt đầu nấu thức ăn. Bạn chỉ nên cho nhiệt độ vừa phải hoặc chế độ nhiệt thấp và tăng dần.

4.4 Mua bộ nồi có kích thước phù hợp với bếp

Bếp từ phải sử dụng bộ nồi chảo riêng có chất liệu từ như inox hay nồi có đáy từ, thép… Kích thước của bộ dụng cụ này nên phù hợp với kích thước bếp. Tránh sử dụng những nồi nhỏ hơn so với bếp để hạn chế thất thoát nhiệt gây tốn điện. Nồi chảo nên sử dụng đáy bằng để nhiệt lượng tác động đều, làm chín thức ăn nhanh hơn.

4.5 Chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng

Trước khi nấu nướng, hãy sơ chế nguyên liệu và đảm bảo mọi thứ sẵn sàng. Việc vừa nấu nướng vừa chuẩn bị nguyên liệu khá tốn thời gian. Thêm nữa, bếp từ nấu chín khá nhanh, nếu vừa nấu vừa sơ chế nguyên liệu, có thể bạn sẽ không ứng phó kịp và dễ là cháy đồ ăn. Việc tắt, bật bếp nhiều lần trong quá trình nấu làm giảm nhiệt lượng, tiêu hao điện năng và các nút bấm cũng nhanh hỏng hơn.

4.6 Tắt bếp trước vài phút

Mẹo hay giúp chị em sử dụng bếp từ tiết kiệm điện là hãy tắt bếp từ trước khoảng vài phút để thức ăn chín tới. Bởi khi tắt bếp nhưng trên bếp từ vẫn còn hơi nóng, nhiệt độ này vừa đủ để làm chín thức ăn như bạn muốn. Giúp chị em có thể tận dụng được lượng nhiệt này mà vẫn tiết kiệm điện.

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn chị em đã tự trả lời được câu hỏi: Dùng bếp từ có tốn điện không? Mong rằng với những đánh giá khách quan này và một vài mẹo hay để sử dụng bếp từ tiết kiệm điện sẽ giúp chị em có thêm thông tin bổ ích cho việc sử dụng bếp từ hơn.

À, Đừng quên chia sẻ bài viết này cho nhiều người biết đến nếu bạn đọc thấy hay và bổ ích nhé!

Xem thêm: 4 lý do khiến bạn yêu thích và nên mua ngay một máy rửa bát về nhà dùng

Rate this post
13

Không có bình luận

Viết bình luận