Cảm, sốt là những triệu chứng dễ mắc phải trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể do thay đổi thời tiết, cơ thể suy nhược hoặc do vi khuẩn. Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng hạ số bằng thuốc chứa Paradol, thế nhưng về lâu dài việc sử dụng thuốc có thể để lại những tác dụng phụ hoặc gây nên các bệnh lí khác như sơ gan hoặc lờn thuốc. Cách đánh gió khi bị cảm trong dân gian đã có từ rất lâu, bằng các liệu pháp tự nhiên giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng, tiện lợi mà vô cùng an toàn cho sức khỏe con người.
Cùng nhau điểm qua một số cách đánh gió khi bị cảm hay mà dân gian thường sử dụng và đạt hiệu quả cao nhé!
1. Cách đánh gió bằng trứng gà
Cách đánh gió khi bị cảm bằng trứng và đồng bạc (có thể thay thế bằng nhẫn bạc hoặc dây bạc) được cho là hiệu quả cao. Ngày nay tuy đã có nhiều loại thuốc trị cảm,đau đầu, nhưng người ta vẫn ưa chuộng liệu pháp này bởi nó an toàn và giảm đau đầu, cảm nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:
- Bước đầu tiên: Bạn dùng một quả trứng đã luộc chín, bỏ vỏ, tách đôi lòng trắng trứng và lòng đỏ bỏ ra để ăn sau khi đánh gió hoàn tất.
- Tiếp theo: Dùng một miếng vải mỏng hoặc khăn mỏng bọc quanh nửa lòng trắng trứng sau đó đặt đồng bạc lên trên rồi úp nữa lòng trắng trứng còn lại, sau đó đem miếng vải nhúng trong nước luộc cho nóng rồi vắt chặt đuôi khăn cho ráo nước.
- Tiếp đến: Dùng khăn có bọc trứng và đồng bạc miết lần lượt theo xương sườn từ trong ra ngoài đến khi hết nóng thì lại nhúng vào nước luộc trứng.
2. Cách đánh gió bằng lá trầu không
Theo quan niệm Đông Y trong y học cổ truyền, lá trầu không là một loại thảo dược có vị cay nồng, có mùi thơm hắc, có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm. Dân gian ta cũng thường dùng lá trầu không để đánh gió nhằm giảm đau đầu, cảm.
- Bạn cần một nắm lá trầu không đã rửa sạch.
- Vò nát lá trầu xoa lên vùng cần đánh gió.
3. Cách đánh gió bằng đồng bạc
Theo quan niệm Đông y, để giải thích việc dùng đồng bạc đánh gió, cho rằng Ag (bạc) có tác dụng làm phát tán và lưu thông khí huyết trong cơ thể từ đó giảm nhẹ cơn cảm sốt và làm biến mất tình trạng đau đầu. Cách đánh gió bằng đồng bạc rất đơn giản như sau:
- Dùng một đồng bạc chà xát trên cơ thể từ gáy, vai xuống lưng theo hướng từ trên xuống. Lặp lại động tác đánh gió từ 10 – 20 lần.
4. Cách đánh gió bằng gừng
Ngoài sử dụng các đồng bạc để đánh giá, chúng ta cũng có thể làm giảm nhẹ cảm cúm, đau đầu bằng những củ gừng tươi trong vườn nhà bằng những bước rất đơn giản, an toàn mà vô cùng nhanh chóng, dễ làm.
- Bạn dùng củ gừng tươi đã gọt sạch vỏ.
- Sau đó giã nát gừng tươi.
- Dùng một chiếc khăn mỏng hoặc vải mỏng bọc gừng đã giã thoa lên cơ thể người bệnh.
- Ngoài ra để tăng hiệu quả cho liệu pháp này, bạn có thể dùng gừng tươi kết hợp với rượu xoa bóp hoặc rượu từ 40 độ trở lên.
5. Cách đánh gió bằng giầu gió
Chắc hẳn trong nhà các bạn luôn có sẵn 1 lọ dầu gió đúng không nào. Khi ai đó bị cảm, cách đánh gió khi bị cảm đơn giản nhất là bạn hãy cho một ít dầu gió ra tay rồi thoa lên vùng trán, thái dương, mang tai người bị cảm. Sau dó bạn xoa đều ra các vùng trên cơ thể, bạn nên tránh vùng mắt và các vùng da dễ bị tổn thương để tránh dầu gió làm bỏng mắt hay bị rát.
6. Cách đánh gió bằng gừng ngâm rượu
Một cách để bạn chuẩn bị ứng phó khi bị cảm từ trước đó là: Ngâm một lọ gừng với rượu. Rượu gừng có tác dụng giải cảm, gió rất nhanh nên bạn hãy chuẩn bị cho gia đình mình một hũ rượu gừng trong nhà để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Cách làm:
Gừng mua từ chợ về rửa sạch, sau đó có thể phơi qua một nắng cho gừng giảm bớt lượng nước trong củ. Sau đó đập dập gừng ra, rồi cho vào hủ thủy tinh. Đổ rượu trắng vào sao cho rượu ngập hơn gừng khoảng 4 đến 5 cm là được.
7. Dùng bồ kết nướng kết hợp với rượu trắng
Nếu bạn có sẵn quả bồ kết, hãy lấy 3 – 5 quả bồ kết cho lên bếp nướng một lúc, sau đó hãy cạo bỏ lớp bị cháy rồi cho vào cốc đựng sẵn rượu ngâm 15 phút. Tiếp theo, bạn dùng khăn thấm lấy hỗn hợp nước đó thoa đều lên khắp người, cơn cảm sốt sẽ nhanh chóng giảm đi.
8. Những điều cần chú ý khi cạo gió ở nhà:
- Khi sử dụng các liệu pháp đánh gió trên, bạn nên thực hiện trong phòng kín gió,tránh nơi nhiều gió, quạt nhằm hạn chế gió xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
- Chỉ nên thực hiện các liệu pháp đánh gió khi người bệnh mắc bệnh cảm mạo (phong hàn, phong nhiệt). Không nên đánh gió cho trẻ em, phụ nữ mang thai.
- Khi đánh gió nên chú ý thứ tự đánh gió từ trên xuống (đầu, gáy, hai bên vai), và nên đánh dọc theo sống lưng, từ trước ra sau.
- Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân sốt trước khi cạo gió, loại trừ nguyên nhân sốt phát ban, sốt siêu vi…
Với những thông tin được cung cấp trên đây, mong rằng bạn đã bỏ túi được một số kin nghiệm về cách đánh gió khi bị cảm. Hãy lưu lại để dùng lúc cần thiết nhé.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Bệnh nổi mề đay là gì? cách chữa nổi mề đay dân gian